Lĩnh vực nghiên cứu Ngữ dụng học

  • Nghiên cứu về ý của người nói, không tập trung vào ngữ âm hay hình thái ngữ pháp của phát ngôn, mà tập trung tìm hiểu mục đích và niềm tin của người nói là gì.
  • Nghiên cứu về nghĩa trong ngữ cảnh và những ảnh hưởng của ngữ cảnh đó tới thông điệp. Nó yêu cầu những hiểu biết về danh tính của người nói, địa điểm, thời gian phát ngôn.
  • Nghiên cứu về hàm ngôn[11], cụ thể như những thứ được truyền đạt ngay cả khi chúng không được nhắc tới trực tiếp.
  • Nghiên cứu về quan hệ khoảng cách, cả về xã hỗi và vật chất giữa những người nói, để hiểu xem yếu tố nào xác định sự lựa chọn giữa cái được nói và cái không được nói.
  • Nghiên cứu về cái không được hàm ý, đối lập với cái được hàm ý, cụ thể như cái không được nói và không dự tính trước, hoặc không có ý đồ trước.
  • Cấu trúc thông tin, nghiên cứu về các cách phát ngôn được đánh dấu để vận hành hiệu quả nên chung của những thực thể được nhắc tới giữa người nói và người nghe
  • Ngữ dụng học hình thức[12], nghiên cứu về những yếu tố của nghĩa và cách sử dụng, với ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng, bằng cách sử dụng những phương pháp và mục tiêu của ngữ nghĩa học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngữ dụng học http://www.gxnu.edu.cn/Personal/szliu/definition.h... http://ocw.mit.edu/OcwWeb/Linguistics-and-Philosop... http://web.stanford.edu/group/cslipublications/csl... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.eric.ed.gov/PDFS/ED503685.pdf http://www.sil.org/linguistics/GlossaryOflinguisti... http://www.universalteacher.org.uk/lang/pragmatics... https://en.wikipedia.org/wiki/Berry's_paradox